Tim phổi nhân tạo (ECMO) cấp cứu tại giường trong hỗ trợ suy hô hấp cấp ≤ 8 giờ

1. Tổng quan về Tim phổi nhân tạo (ECMO) cấp cứu tại giường trong hỗ trợ suy hô hấp cấp ≤ 8 giờ

  • Tên khoa học: Tim phổi nhân tạo (ECMO) cấp cứu tại giường trong hỗ trợ suy hô hấp cấp ≤ 8 giờ
  • Tên thường gọi: Tim phổi nhân tạo (ECMO) cấp cứu tại giường trong hỗ trợ suy hô hấp cấp ≤ 8 giờ
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

ECMO là tên viết tắt của phương pháp “oxy hóa qua màng ngoài cơ thể” (Extracorporeal Membrane Oxygenation). Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng. Với nguyên lý hoạt động tương tự như máy tim phổi nhân tạo, mục tiêu của ECMO là tạo thời gian cho tim và phổi được nghỉ ngơi, hồi phục và giảm được chấn thương áp lực cũng như ngộ độc oxy ở phổi.

ECMO có 2 mode cơ bản là ECMO tĩnh mạch – động mạch (Venoarterial – VA ECMO) và ECMO tĩnh mạch – tĩnh mạch (Venovenous – VV ECMO).

  • VA ECMO giúp hỗ trợ hoàn toàn chức năng hô hấp và tuần hoàn cho phép tim, phổi được nghỉ ngơi tối đa. Được áp dụng trong các trường hợp suy chức năng của cả tim và phổi.
  • VV ECMO không hỗ trợ tuần hoàn.

Máy ECMO có khả năng thay thế chức năng của tim và phổi. Những người cần sự hỗ trợ từ máy ECMO cần được chăm sóc trong đơn vị hồi sức tích cực (ICU) của bệnh viện. Thông thường, những người cần được hỗ trợ chỉ sử dụng máy ECMO trong một vài giờ đến một vài ngày, nhưng một số người có thể cần phải sử dụng ECMO trong một vài tuần, tùy thuộc vào diễn tiến bệnh.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Suy tim

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân nặng đang điều trị tại ICU.
  • Bệnh nhân bị suy tuần hoàn.
  • Kỹ thuật tiên tiến này được ứng dụng rộng rãi trong hồi sức cho những trẻ sơ sinh non yếu có phổi chưa trưởng thành.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển nặng mà các máy hỗ trợ hô hấp không hiệu quả.
  • Các tình trạng sốc nguyên nhân do tim như: viêm cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim nặng, nhồi máu phổi nặng, suy tim nặng chờ ghép tim…
  • ECMO cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ những người bị bệnh tim hoặc bệnh phổi mà không thể được chữa trị trong khi họ chờ đợi cho cấy ghép nội tạng (chẳng hạn như trái tim mới và / hoặc phổi mới).

Chống chỉ định:

  • Không có chống chỉ định đặc hiệu.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công trên 80%.
  • Mở ra hy vọng cứu sống cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nặng về tim hoặc phổi cấp tính nặng.
  • Hỗ trợ kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
  • Giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn.

Nhược điểm:

Một số vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng máy ECMO bao gồm:

  • Xuất huyết ở các bộ phận khác nhau của cơ thể do các thuốc chống đông bệnh nhân cần sử dụng khi dùng máy ECMO. Nguy hiểm nhất khi xuất huyết xảy ra ở não, phổi, các vị trí đặt ống thông hoặc xuất huyết dạ dày.
  • Suy thận: Những bệnh nhân sử dụng máy ECMO đôi khi không nhận đủ lượng máu cung cấp cho thận. Điều này có thể làm cho thận ngừng hoạt động và gọi là “suy thận cấp”. Nếu thận ngừng hoạt động, bệnh nhân có thể cần phải chạy thận nhân tạo hay còn gọi là lọc máu. Thận bị tổn thương có thể được phục hồi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần lọc máu suốt đời.
  • Nhiễm trùng: Các ống thông của máy ECMO thông trực tiếp từ môi trường bên ngoài cơ thể vào trong dòng máu của bệnh nhân. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bởi vì các ống thông này chính là ngõ vào cơ thể cho mầm bệnh. Nhiễm trùng có thể lên tới phổi, hoặc bất kỳ cơ quan nào khác của cơ thể. Nhiễm trùng ở bệnh nhân sử dụng máy ECMO thường có thể được điều trị bằng các thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị nhiễm trùng đồng thời khi sử dụng máy ECMO có thể khiến cho bệnh trở nặng và tổn thương cơ quan.
  • Tổn thương chân: Một số bệnh nhân được kết nối với máy ECMO thông qua một tĩnh mạch hoặc động mạch ở đùi của họ. Trong một số trường hợp, điều này có thể làm giảm lưu lượng máu xuống chân đó, và các mô trong chân có thể chết.
  • Đột quỵ: Ở những bệnh nhân đang sử dụng máy ECMO, một số vùng nhất định của não có thể không có đủ lượng máu cần thiết do các cục huyết khối nhỏ. Điều này có thể gây ra đột quỵ não, và một vùng não có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Vùng não bị tổn thương sẽ biểu hiện những triệu chứng đột quỵ tương ứng. Một số bệnh nhân sẽ không thể cử động một số bộ phận trên cơ thể hoặc không thể nhìn thấy, ghi nhớ, nói chuyện, đọc hoặc viết. Đôi khi một số người có thể phục hồi một số chức năng sau cơn đột quỵ, nhưng trường hợp này rất ít xảy ra.

4. Quy trình thực hiện Tim phổi nhân tạo cấp cứu

  • Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế.
  • Bước 2: Tiến hành gây mê cho bệnh nhân.
  • Bước 3: Đặt ống thông ở tĩnh mạch của bệnh nhân.
  • Bước 4: Kết nối máy ECMO với ống thông.
  • Bước 5: Bác sĩ điều chỉnh những cài đặt trên máy ECMO để đảm bảo cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ chức năng tim và phổi mà họ cần.
  • Bước 6: Bác sĩ theo dõi và kiểm tra liên tục cho đến khi bệnh nhân cai máy ECMO.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân có thể buồn ngủ do sử dụng thuốc an thần.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân bị chảy máu.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy thở cao cấp Carescape R860

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Tích cực điều trị viêm phổi đề phòng tiến triển nặng thành ARDS.
  • Cho người bệnh nằm đầu cao, đặc biệt ở những người bệnh có rối loạn ý thức.
  • Những bệnh nhân đang sử dụng máy ECMO cần được lấy máu kiểm tra thường xuyên về nồng độ O2 và CO2.
  • Bệnh nhân cũng cần sử dụng thuốc kháng đông để tránh tình trạng đông máu. Vì vậy, máu cũng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng máu không đông. 

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *