Chức năng của đĩa đệm

1. Vị trí của Đĩa đệm

Đĩa đệm là một cấu trúc có dạng thớ sợi khá là chắc chắn được xếp theo vòng tâm, bên trong có chứa nhân keo gelatin. Đĩa đệm có tác dụng giúp cho cơ thể vận động linh hoạt hơn cũng như giảm chấn động, xóc khi cơ thể vận động và chịu lực hơn.

2. Cấu tạo của Đĩa đệm

Đĩa đệm cấu tạo nhiều thành phần, được chia làm 3 thành phần chính:

Nhân keo (nhân nhầy)

Nhân keo của đĩa đệm là một hoạt dịch, hơi nhầy, không có màu, trong suốt. Nhân keo có thành phần chủ yếu là các proteoglycans. Thành phần của các proteoglycans này bao gồm: dermatan sulphate, kratosulphate, chondroitin sulphates, hyaluronic acid là chủ yếu.

Nhân keo có tính ngậm nước khá cao, ở trẻ em có nhân keo chứa tới hơn 80% là nước. Nhân keo mất nước dần khi trưởng thành, còn ở người già chỉ còn hơn 60% nước trong nhân keo.

Nhân keo thoát nước ra bên ngoài khi có tác động, làm cho đĩa đệm xẹp xuống để chịu lực. Lực sẽ được phân tán đều khắp mặt đĩa đệm và sẽ bị triệt tiêu dần. Khi không còn lực tác động nữa, nhân keo ở đĩa đệm sẽ phồng lên và hút nước quay trở lại làm cho đĩa đệm phồng to lên.

Bao xơ là một tổ chức bên ngoài bảo vệ nhân keo.

Bao xơ

Bao xơ là một lớp bao bọc bên ngoài nhân keo. Thành phần cấu tạo chính của bao xơ là các sợi collagen. Các vòng sợi collagen rất dẻo và có khả năng đàn hồi cao. Bao lấy phần nhân keo là các vòng collagen ôm lấy nhau thành nhiều lớp hình elip.

Lớp ngoài của bao xơ bám trực tiếp vào màng xương và gián tiếp bám vào viền đốt sống. Lớp bên trong của bao xơ bám lấy bề mặt sụn thân sống lưng.

Ngoài chức năng bảo vệ nhân keo của bao xơ còn có chức năng giúp chống lại các lực căng hướng ngang hoặc các lực vặn xoắn, giúp cột sống được đảm bảo giữ đúng trục.

Tấm sụn tận cùng

Các tấm sụn tận cùng nằm giữa mâm sụn thân sống và lớp ngoài của bao xơ. Canxi, collagen, nước và các proteolycans là các chất cấu tạo nên những tấm sụn này.

Tấm sụn tận cùng giúp bảo vệ bề mặt của sụn và thân đốt sống khỏi bị nhân nhầy ép vào. Ngoài ra nó còn là lớp bảo vệ đĩa đệm không bị nhiễm khuẩn.

Cấu tạo của Đĩa đệm

3. Chức năng của Đĩa đệm

3.1 Chức năng chung của đĩa đệm

Nối các đốt sống

Cột sống được một chuỗi các đốt xương cứng xen kẽ các đĩa đệm, và với sự trợ giúp của các dây chằng, gân cơ cấu tạo nên thành một tổ chức liên kết đàn hồi. Cột sống có hai đặc tính ưu việt: có khả năng đứng trụ vững chắc cho cơ thể. Có thể xoay chuyển về tất cả các hướng.

Phân tán và chịu lực

  • Khi cơ thể vận động, các đốt sống kế cận bị xoắn, nén đều không bị tổn thương là nhờ vào khả năng biến dạng và tính chịu nén ép của đĩa đệm. Mọi vận động cột sống đĩa đệm đều trở thành điểm tựa trung tâm. Khả năng chuyển trượt của các khớp đốt sống tạo nên môi trường vận động nhất định cho cột sống.
  • Hơn nữa đĩa đệm cùng với đường cong sinh lý của cột sống cổ còn có chức năng chống đỡ trọng lượng của đầu và giảm xóc chấn động. Các chấn động và rung xóc tác động lên não và tủy sống đều được hấp thu. Nhân nhầy như một bọc dịch lỏng trải đều và cân đối được các áp lực dọc trục tới toàn bộ mâm sụn và vòng sợi. Nhờ đó mà tải trọng truyền xuống đốt sống phía dưới được giảm đi đáng kể.

Hỗ trợ trao đổi chất

Đĩa đệm xảy ra quá trình trao đổi chất tương đối khác biệt so với các bộ phận khác trên cơ thể. Thông qua các màng của vòng sợi địa đệm trao đổi chất bằng sự khuếch tán các chất dinh dưỡng.

3.2 Chức năng từng phần của đĩa đệm

Chức năng của nhân nhầy

Nhân nhầy có 4 chức năng chính:

Điểm tựa

Nhân nhầy hoạt động giống như một hòn bi lớn, hai thân đốt sống kề nhau có thể vận động xung quanh đĩa đệm tạo cho cột sống có một trường vận động nhất định.

Ảnh minh họa
Cân bằng chấn động
  • Khi có tác động đè nén, nhân nhầy như một bọc dịch lỏng, có tác dụng truyền lực này một cách đồng đều khắp mọi phía, bộ vòng sợi và mâm sụn cũng đều được truyền lực để cân bằng chấn.
  • Nếu chỉ một vùng nhỏ vòng sợi nhận tất cả áp lực nó sẽ bị căng ra và rách, nhân nhầy có thể sẽ bị chuyển dịch ra khỏi phạm vi sinh lý của nó và gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Nếu áp lực chỉ dồn vào một điểm nhỏ ở mặt trên hay mặt dưới thân đốt xương sẽ bị tiêu ở chỗ bị tác động lực.
Giảm xóc

Nhân nhầy tuy không nén được nhưng có thể thay đổi hình dạng để giảm xóc chấn động. Khi nhân nhầy bị ép, nó sẽ bị xẹp xuống và truyền lực đến vòng sợi. Lực ép được truyền đồng đều cho toàn bộ vòng sợi và làm giảm sự đè ép trên thân đốt sống. Do đó đĩa đệm đảm bảo chức năng “giảm xóc” cho cơ thể, nhờ đó mà làm giảm nhẹ chấn động theo dọc trục cột sống do trọng tải.

Trao đổi chất lỏng

Nhân nhầy đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi tự do chất lỏng giữa đĩa đệm và các cấu trúc kế cận, nhất là vối thân đốt sống.

3.3 Chức năng của vòng sợi

Vòng sợi có 5 chức năng chính:

Giữ vững cột sống.

Các sợi của vòng sợi bám chặt vào mâm sụn và vành xương nối các thân đốt sống vào nhau để giữ vững cột sống Các cử động nhỏ của đốt sống:

Vòng sợi đốt sống có được các cử động nhỏ là do:

  • Vòng sợi co được.
  • Có sự đổi hướng các sợi (sự sắp xếp của các sợi vừa chạy nghiêng vừa xoay ốc từ thân đốt sống này đến thân đốt sống kế tiếp và các sợi của mỗi lớp kế cận tạo thành góc đối nhau).
Dây phanh

Vòng sợi hoạt động như một dây phanh, giới hạn vận động các thân đốt sống khi các sợi bị căng hết mức do thân đốt sống xoay hoặc nghiêng.

Nơi chứa nhân nhầy

Vòng sợi chứa nhân nhầy, giữ cho nó ở vị trí trung tâm. Khối nhân nhầy bình thường đủ làm cho vòng sợi hơi căng khiến cho vòng sợi phồng ra.

Giảm xóc

Bình thường các sợi co giãn của vòng sợi đã bị kéo hơi căng. Khi nhân nhầy bị ép các sợi sẽ bị căng thêm, tất cả lực đè trên cột sống sẽ được phân chia đều cho toàn vòng sợi.

3.4 Chức năng của mâm sụn

Có hai chức năng chính:

  • Bảo vệ thân đốt sống: Các mâm sụn bảo vệ thân đốt sống do sự dẫn truyền trọng lượng. Mặt trên và dưới của thân đốt sống chịu sức ép rất mạnh nhưng xương không tiêu đi khi mâm sụn còn nguyên vẹn.
  • Trao đổi chất lỏng giữa đĩa đệm và thân đốt sống: Đĩa đệm người trưởng thành hoàn toàn vô mạch, sự dinh dưỡng và bài tiết cặn bã được thực hiện bằng khuếch tán qua vòng sợi và mâm sụn bảo đảm sự trao đổi chất lỏng tự do giữa đĩa đệm và thân đốt sống kế cận.

4. Các bệnh thường gặp

  • Thoát vị đĩa đệm

5. Những điều cần lưu ý

Đĩa đệm là một bộ phận quan trọng của kết cấu xương khớp và cơ thể người, vì vậy để phòng ngừa tổn thương và các bệnh lý về đĩa đệm cần:

  • Luyện tập thể dục, thể thao: Các môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông đi bộ, hoặc bơi lội có thể bảo vệ sức khỏe xương khớp và tăng cường hệ thống miễn dịch. Người bệnh nên có kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Điều này giúp bạn có ngoại hình ưa nhìn hơn và hạn chế áp lực tác động lên đĩa đệm và cột sống. Ngoài ra, giảm cân còn có thể ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên chú trọng các loại thực phẩm lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và tránh các loại thức ăn nhanh và rượu bia.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *