Rốn có chức năng gì?

1. Vị trí của Rốn

Rốn nằm trên bụng. Rốn của con người là một khu vực nổi hoặc rỗng sau khi tách dây rốn. Rốn chính là huyệt vị và huyệt vị này kết nói cùng với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan và da thịt gân cốt của cơ thể con người.

Đây cũng chính là huyệt vị duy nhất trên người có thể chạm vào. Rốn còn có tên gọi là Thần khuyết.

2. Cấu tạo của Rốn

Dây rốn có hình sợi dây dài với hình dạng giống như cây đũa. Đây chính là đầu mối liên lạc duy nhất giữa người mẹ và thai nhi.

Cấu tạo của rốn: Bên trong dây rốn có hai động mạch rốn và một tĩnh mạch rốn. Nó được ví giống như ba chiếc ống mềm và máu được lưu thông trong đó. Động mạch rốn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng trong máu của người mẹ truyền đến cho thai nhi. Đồng thời mang đến những chất thải thai nhi bài tiết ra qua đường tĩnh mạch trở lại cơ thể người mẹ và để người mẹ thải ra ngoài. Thai nhi dần dần lớn lên qua dây rốn.

3. Chức năng của Rốn

  • Khi mang thai, người mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi qua dây rốn. Dây rốn chính là mối duy trì sự sống cho thai nhi. Nếu dây rốn xảy ra tình trạng bị gập lại hay thắt nút thì hai đường động mạch và tĩnh mạch rốn sẽ bị tắc lại. Lúc này thai nhi sẽ bị chết vì không được cung cấp các chất dinh dưỡng.
  • Khi trẻ được sinh ra, rốn mất đi vai trò tác dụng của nó. Lúc này bác sĩ sẽ thắt nút và cắt đi đoạn dây rốn cách bụng khoảng 1 – 2 cm. Dây rốn bị cắt dần dần teo lại và hình thành nên chiếc rốn trên bụng.
  • Ngoài chức năng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, rốn còn chính là huyệt thần khuyết gần các cơ quan gan, ruột, dạ dày nên khi giữ ấm cho rốn chính là trị các chứng bệnh như: tiêu chảy, đau dạ dày, tiêu hóa kém…
  • Đặc biệt chị em đang trong giai đoạn đèn đỏ nếu để bị rốn nhiễm lạnh sẽ khiến cho mạch máu tại vùng xương chậu thu lại, kinh nguyệt khó lưu thông, thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
  • Rốn có chức năng quan trọng nên cần được bảo vệ cẩn thận. Không nên dùng tay móc rốn vì lớp da rốn mỏng dễ bị xước hoặc chảy máu. Lúc này vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua mạch máu và gây nên một số bệnh.

4. Các bệnh thường gặp

  • Suy thai trong tử cung
  • Thai chậm phát triển trong tử cung
  • Thoát vị rốn

5. Những vấn đề cần lưu ý

  • Khi nhìn hình dạng rốn cũng có thể hiểu được tình trạng của cơ thể:
  • Nếu rốn hướng lên trên: Người có kiểu rốn này cần chú ý về sức khỏe dạ dày và túi mật.
  • Nếu rốn hướng xuống dưới: Cần chú ý chứng bệnh táo bón, viêm ruột mãn tính hay bệnh phụ khoa.
  • Còn nếu rốn hình tròn cho thấy cơ thể khỏe mạnh và chức năng buồng trứng tốt.
  • Nếu rốn lồi hẳn ra ngoài là khi bụng chứa nhiều nước, hay khi nang buồng trứng phù.

Chú ý khi vệ sinh rốn:

  • Ngoáy rốn nhiều hay vệ sinh không sạch sẽ dễ làm tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm.
  • Không cần lấy chất bẩn ở rốn cũng sẽ không gây hại cho sức khỏe
  • Lỗ rốn không chịu được lạnh nên cần dùng nước ấm và lau khô sau khi vệ sinh.
  • Không để lỗ rốn và bụng bị nhiễm không khí lạnh trong thời gian dài.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *