Răng nanh có chức năng gì?

1. Vị trí của Răng nanh

Bộ răng vĩnh viễn ở người trưởng thành gồm 32 chiếc, chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Ở mỗi phần tư hàm gồm có: hai răng cửa, một răng nanh, hai răng hàm nhỏ và ba răng hàm lớn.

Theo liên đoàn nha khoa quốc tế (FDI), ta có sơ đồ 4 vùng của bộ răng vĩnh viễn như hình bên:

Răng nanh nằm ở vị trí nàoRăng nanh ở người thuộc nhóm răng phía trước, nằm ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa của mỗi bên hướng vào trong. Theo sơ đồ vùng răng trên, răng nanh là răng được đánh số thứ tự thứ 3. Răng nanh là một răng có cấu trúc khác biệt và là một trong những răng đóng vai trò quan trọng nhất trên cung hàm.

2. Cấu tạo của Răng nanh

Mọc răng nanh ở người lớn: răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc trong quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng này thường bắt đầu vào năm 6 tuổi và kết thúc nào năm 12-13 tuổi.

Răng nanh của người có hình dáng và cấu trúc không giống với chiếc răng nào khác.

Hình dáng răng nanh

Do nằm ở vị trí chuyển tiếp các răng nhóm răng trước và các răng nhóm răng trong nên hình dạng răng nanh cũng có sự giao thoa, chuyển tiếp. Hình dáng răng nhanh một phần giống răng cửa, một phần giống răng cối nhỏ. Thân răng nanh dày hơn răng cửa nhưng lại mỏng hơn răng cối. Mặt nhai răng nanh không bằng như răng cửa, không có gờ rãnh như răng cối mà có độ nhọn của các mấu răng cối và dài mảnh như rìa răng cửa.

Cấu tạo răng nanh

Cấu trúc răng nanh cũng tuân theo cấu trúc răng tự nhiên, gồm có các thành phần là:

  • Men răng là lớp bao phủ thân răng, được cấu tạo từ 96% chất vô cơ, 3% nước và 1% chất hữu cơ. Men răng được coi là chất cứng nhất cơ thể.
  • Ngà răng nằm trong men răng, thành phần gồm 770% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và nước. Ngà răng khá xốp, có màu hơi vàng, chiếm phần lớn khối lượng răng. Trong lòng ngà răng chứa buồng tủy và ống tủy răng.
  • Tủy răng có các sợi thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng. Tủy cung cấp dưỡng chất để nuôi răng. Một răng có từ 1-4 ống tủy.
  • Phần men răng và ngà răng của răng nanh tương tự răng cửa, mảnh hơn các răng hàm phía trong. Răng nanh có 1 chân và 1 ống tủy.

Răng nanh là răng ổn định nhất trên cung hàm. Chân răng nanh dài và khỏe nhất so với các răng khác do chúng được giữ chắc trong xương ổ răng. Độ nhô theo chiều từ ngoài trong khiến cho răng nanh được bảo vệ tốt bằng cơ chế tự làm sạch.

3. Chức năng của Răng nanh

  • Răng nanh đóng vai trò quan trọng về thẩm mỹ và chức năng nhau, xé thức ăn. Răng nanh có sức chịu đựng cao với các lực mạnh khi nhai, đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn động mạnh. Răng nanh giúp làm giảm bớt các nguy hại tiềm tàng, giảm bớt tác động quá mức bởi các lực theo chiều ngang trong những vận động lệch tâm của hàm dưới với các răng hàm.
  • Răng nanh nằm ở bốn góc ở bốn vùng răng được coi là nền tảng của cung răng, giúp tạo hình, nâng đỡ cơ mặt.
  • Răng nanh có tác dụng lớn trong hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới sang bên và trước bên, do đó được coi là “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *