Ráy tai không vô dụng như bạn tưởng

1. Vị trí của Ráy tai

Ráy tai là gì? Ráy tai chính là đoạn nối giữa vành tai và phần tai giữa. Ráy tai nằm ngay ở ống tai ngoài. Nó do một loại chất nhờn giống như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn cùng với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành.

2. Cấu tạo của Ráy tai

Ráy tai được hình thành từ 60% keratin (một loại protein) và các tế bào da chết, cholesterol, axit béo, cùng nhiều hợp chất khác… Chất này xuất hiện ở tai ngoài, và nó do tuyến cerumenous (chuyên sản xuất chất sáp) ở bên trong ống tai tiết ra.

Về cơ bản, thành phần của ráy tai ở mỗi người đều giống nhau, nhưng nó lại khác nhau về màu sắc và kết cấu. Chẳng hạn như người ở vùng Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ có ráy tai khô, nghĩa là ráy tai có màu sắc đỏ hay đen, cứng, dễ bong thành những mảng màu vàng. Còn với những người có ráy tai ướt thì có màu sắc là cam thay đổi đến màu đỏ cam.

3. Chức năng của Ráy tai

Với hầu hết mọi người, ráy tai là thứ khó chịu và ai cũng mất một khoản thời gian để vệ sinh tai. Tuy nhiên tại sao cơ thể lại sản sinh ra ráy tai? Chắc hẳn là nó cũng phải có tác dụng đặc biệt nào đó.

Theo các nhà khoa học, ráy tai chính là một trong nhiều phương pháp bảo vệ cơ thể con người. Nó được cấu tạo giống y như một cái bẫy dính, ngăn các vật thể lạ, vi khuẩn lọt vào tai.

Một số chức năng quan trọng của ráy tai:

  • Ráy tai giúp bảo vệ ống tai và màng nhĩ không bị kích thích, không bị viêm
  • Giúp tai luôn luôn khô ráo, chống thấm cho tai (Nếu để ý mỗi khi tắm xong, trong ống tai sẽ tự khô kể cả khi không dùng bông tăm lau tai)
  • Ngăn ngừa vật thể lạ, vi khuẩn, vi trùng gây nhiễm trùng tai
  • Giúp tai không bị “sốc” với những âm thanh quá lớn

Như vậy ráy tai không phải là thứ vô dụng. Với chức năng như trên, ráy tai được xem như vệ sĩ bảo vệ cơ thể của mỗi người. Trong Đông y, từ xưa ráy tai còn có chức năng dùng làm thuốc chữa bệnh.

4. Các bệnh thường gặp

  • Ù tai

5. Những điều cần lưu ý

Lấy ráy tai một cách an toàn như thế nào?

Cách đúng và đơn giản là làm mềm ráy tai. Với ráy tai khô, cần dùng nhíp nhỏ nhờ người khác gắp ra. Hoặc làm mềm ráy tai trước khi lấy. Sử dụng thuốc làm mềm ráy tai mua ngay tại các quầy thuốc như: Audispray, glycerin hay dầu khoáng…Tra thuốc vào tai, sau đó nghiêng tai sang một bên và dung dịch đó sẽ chảy ra ngoài. Sử dụng khăn mềm. tăm bông lau tai chứ không sử dụng dụng cụ để ngoáy. Đây chính là một cách lấy ráy tai đúng cách và khoa học nên áp dụng.

Chăm sóc tai cho trẻ như thế nào?

  • Không dùng tăm bông ngoáy vào tai vì sẽ đẩy ráy tai vào ống tai sâu hơn
  • Không sử dụng dụng cụ lấy ráy tai vì sẽ làm trầy xước tai và dễ dàng bị nhiễm trùng
  • Chỉ nên lấy ráy tai khi có các triệu chứng: khó chịu, giảm thính lực, quá nhiều ráy tai quá dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trong ống tai. Việc lấy ráy tai cho trẻ cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa

Theo khuyến cáo thì không nên lấy ráy tai vì cơ thể con người bình thường sẽ tự giải quyết được tình trạng sinh ra quá nhiều ráy tai. Đối với một số trường hợp có những dấu hiệu bất thường cần đến phòng khám và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *