Tầng sinh môn là gì?

1. Vị trí của Tầng sinh môn

Tầng sinh môn là khoảng trống giữa hậu môn và âm hộ ở nữ, giữa hậu môn và bìu dái ở nam.

Tầng sinh môn là khu vực nằm ở phần nông của sàn chậu hay nằm giữa xương mu và xương chậu, bao gồm cả phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh nó.

Vùng quanh hậu môn cũng là một phần của tầng sinh môn.

2. Cấu tạo của Tầng sinh môn

Tầng sinh môn bao gồm tất cả các mô mềm, cơ, dây chằng, nằm dưới cơ hoành và giữa hai chân.

Vùng tầng sinh môn là khu vực có hình kim cương bao gồm hậu môn và âm đạo. Ở nữ giới, có chiều dài khoảng 4-5cm.

Tầng sinh môn gồm có 3 tầng:

  • Tầng sâu: Gồm có cơ ngồi cụt và cơ nâng hậu môn được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu
  • Tầng giữa: Bao gồm cơ thắt niệu đạo và cơ ngang sâu, hai cơ này đều nằm trong tầng sinh môn trước và được hai lá cân tầng sinh môn giữa bao bọc.
  • Tầng nông: Gồm có 5 cơ là cơ ngang nông, cơ ngồi hang, cơ hành hang cơ thắt hậu môn và cơ khít âm môn. Trong đó riêng cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, còn lại 4 cơ đều nằm ở tầng sinh môn trước.

3. Chức năng của Tầng sinh môn

Tầng sinh môn có chức năng chính là bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như âm đạo, tử cung, trực tràng và bàng quang.

Tầng sinh môn có vai trò hết sức quan trọng trong việc giao hợp và tiếp nhận tinh trùng, nuôi dưỡng tế bào thai,… Là khu vực kích dục cho cả nam và nữ.

Đối với phụ nữ

Tầng sinh môn giãn nở trước khi chuẩn bị lâm bồn, giúp đưa thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.

Khi sinh con lần đầu tiên, tầng sinh môn thường giãn nở không tốt nên xảy hiện tượng rách tầng sinh môn, thậm chí nếu đầu thai nhi quá to và trọng lượng thai nhi quá lớn bác sĩ cũng có thể sẽ rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn.

Tầng sinh môn bị tổn thương, chùng dãn và dẫn tới mất tính đàn hồi. Điều này không chỉ mất tính thẩm mỹ mà còn làm suy giảm chất lượng sinh hoạt quan hệ tình dục. Khi giao hợp dẫn tới tình trạng đau rát, mất hứng thú, mất cảm giác và khó đạt được khoái cảm. Thậm chí nhiều người có thể rơi vào tình trạng lo lắng, lãnh cảm, buồn phiền,…ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Vì vậy sau khi sinh con, phụ nữ thường đau, và sưng ở xung quanh vùng đáy chậu. Vào ngày thứ hai sau khi sinh, tầng sinh môn thường có xu hướng đau đỉnh điểm. Việc đi vệ sinh cũng có thể gây đau đớn và phải mất khoảng 4 đến 6 tuần để đáy chậu lành hoàn toàn.

4. Những điều cần lưu ý

Những ảnh hưởng không tốt đến việc lành tầng sinh môn

  • Dùng thuốc kháng sinh khi không có hiện tượng nhiễm trùng
  • Tắm trong nước muối hoặc ngâm trong nước nóng quá lâu
  • Quan hệ tình dục khi đáy chậu chưa lành hoàn toàn
  • Tập thể dục mạnh, ngồi xổm hoặc chuyển động hai chân làm kéo dài vùng hạ bộ khi vết thương chưa lành.
  • Vệ sinh vùng hạ bộ không tốt ví dụ như tiết kiệm băng vệ sinh

Để giúp nhanh lành vết thương tầng sinh môn

  • Chườm lạnh giúp giảm sưng đáy chậu.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và thay băng vệ sinh thường xuyên, không sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giữ bộ phận tầng sinh môn luôn khô thoáng sạch sẽ, tránh sử dụng bột phấn, thuốc nước.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ tránh tình trạng táo bón, tránh gây căng vết khâu và làm sưng thêm.
  • Tránh quan hệ tình dục sớm khi chưa cảm thấy thoải mái và vết thương chưa lành.
  • Việc sử dụng thuốc giảm đau cần có lời khuyên của bác sĩ.

Sau nhiều lần sinh nở, tầng sinh môn bị tổn thương, theo thời gian tuổi tác cũng là yếu tố khiến tầng sinh môn xuống cấp. Vì vậy để khôi phục lại chức năng sinh lý và thẩm mỹ cải thiện hình dáng, màu sắc, lấy lại cảm giác thăng hoa nhiều phụ nữ đã tìm đến các biện pháp thẩm mỹ tầng sinh môn, là giải pháp hoàn hảo để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Với nhiều tiến bộ trong khoa học, việc thẩm mỹ tầng sinh môn là một tiểu phẫu đơn giản, nhưng không vì thế mà chủ quan, cần phải lựa chọn địa điểm uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *