Trao đổi oxy qua màng tế bào (ECMO)

1. Tổng quan về Trao đổi oxy qua màng tế bào (ECMO)

  • Tên khoa học: Trao đổi oxy qua màng tế bào
  • Tên thường gọi: Liệu pháp ECMO
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể là một kỹ thuật hỗ trợ tạm thời chức năng tim phổi bởi một hệ thống tim phổi nhân tạo. Bệnh nhân được kết nối với hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể bao gồm màng oxy hóa máu thông qua hệ thống bơm máu. Hệ thống này sẽ hỗ trợ phổi và/hoặc tim trong thời gian chờ phục hồi hoặc chuẩn bị cho việc ghép tim phổi.

Liệu pháp ECMO (phổi nhân tạo) là kỹ thuật được thực hiện bằng cách lấy máu từ tĩnh mạch trung tâm đi qua màng trao đổi oxy rồi trở về tĩnh mạch trung tâm khác qua hệ thống bơm nhằm hỗ trợ cho phổi trong thời gian tổn thương nặng.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Áp dụng với bệnh nhân

  • Phổi không thể cung cấp đủ oxy (O2) cho cơ thể ngay cả khi cho thở thêm oxy
  • Phổi không thể thải trừ carbon dioxide (CO2) ngay cả với sự giúp đỡ từ một máy thở
  • Tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể
  • ECMO cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ những người bị bệnh tim hoặc bệnh phổi mà không thể được chữa trị trong khi họ chờ đợi cho cấy ghép nội tạng (chẳng hạn như trái tim mới và / hoặc phổi mới).

Chống chỉ định

  • Tuổi cao/có bệnh lý nặng từ trước
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc chống đông
  • Suy đa phủ tạng không thể cải thiện với ECMO
  • Tổn thương thần kinh không hồi phục
  • Thông khí nhân tạo > 7 – 10 ngày

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Một số động tác có thể gây gập khúc các ống ECMO, vì vậy bệnh nhân cần được hỗ trợ và giám sát cẩn thận khi họ đang luyện tập

4. Quy trình thực hiện – Trao đổi oxy qua màng tế bào (ECMO)

Bước 1

  • Đặt Cannula ECMO: tĩnh mạch – tĩnh mạch
  • Đường máu ra: Cannula lấy máu ra khỏi cơ thể thường đặt ở tĩnh mạch đùi phải, siêu âm để đưa đầu của Cannula nằm ở giao điểm tĩnh mạch chủ dưới đổ vào nhĩ phải.
  • Đường máu về: tĩnh mạch cảnh trong bên phải, siêu âm để đưa đầu của Cannula nằm ở vị trí giao điểm của tĩnh mạch chủ trên và nhĩ phải..

Chú ý: kỹ thuật có thể được đặt theo phương pháp guidewire hoặc mở tĩnh mạch.

Bước 2

  • Kết nối hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể với catheter

Bước 3 – Điều chỉnh các thông số

Điều chỉnh tốc độ máu

  • Tốc độ máu được điều chỉnh nhằm mục đích đạt được oxy hoá máu một cách tối đa và duy trì được sự ổn định của huyết động.
  • Thông thường tốc độ máu ban đầu khoảng 50 ml/kg/phút, và có thể dao động trong khoảng 50-100 ml/kg/phút.

Điều chỉnh lượng oxy

  • Trong giai đoạn đầu, sử dụng oxy 100%, sau đó tỉ lệ oxy sẽ được điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng và khí máu của bệnh nhân. Chú ý cần duy trì hemoglobin duy trì ở mức > 10 g/l.

Chống đông: Truyền Heparin liên tục trong qúa trình thực hiện ECMO, điều chỉnh heparin nhằm duy trì thông số ACT từ 160 – 200 giây, với bệnh nhân có nguy cơ chảy máu duy trì ACT từ 170-190 giây.

Đặt thông số máy thở

  • Thông số máy thở được cài đặt kiểu thể tích hoặc áp lực được nhằm giúp phổi nghỉ ngơi và tránh tối đa tổn thương thêm cho phổi hoặc ngộ độc oxy: áp lực cao nguyên (Pplateau) duy trì dưới 30cm H2O và FiO2 ≤ 0.5

Bước 4 – Kết thúc

  • Khi chức năng trao đổi khí của phổi hồi phục, tiến hành thử nghiệm giảm dần hỗ trợ của ECMO cho bệnh nhân.
  • Giữ nguyên tốc độ máu, giảm dần nồng độ oxy máy ECMO cho đến mức 20% và theo dõi bệnh nhân trong vài giờ, nếu huyết áp ổn định và khí máu tốt, dừng kỹ thuật.

Lưu ý: sau khi dừng bơm, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể không được dồn trực tiếp trả cho bệnh nhân thông qua catheter mà phải dồn vào túi chứa máu sau đó truyền lại cho bệnh nhân lượng máu này theo đường tĩnh mạch thông thường.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Không có biểu hiện đặc biệt, tuy nhiên:

Theo dõi dấu hiệu thiếu máu chi dưới cùng bên đặt đường máu về, thiếu máu não khu vực nửa trên cơ thể bao gồm não và 2 chi trên

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Biến chứng liên quan tới sự kích hoạt dây truyền đông máu và viêm, nó xảy ra khi máu đi vào và tiếp xúc với tuần hoàn ngoài cơ thể. Màng trao đổi oxy đặc biệt có vấn đề, vì nó tiếp xúc với máu trên một diện tích rất lớn vật liệu phi sinh học
  • ECMO có thể có biến chứng tắc mạch khí, nó có thể là hậu quả của việc mồi (priming) hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể không đúng, hình thành các bong bóng nhỏ trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, hoặc tình cờ cuốn theo khí phòng trong khi đang kết nối hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể. ECMO cũng có thể gây tan máu vì hồng cầu bị đẩy rất nhanh qua các ống thông, ống dẫn, bơm, và màng trao đổi oxy..
  • Vỡ ống;
  • Rối loạn đông máu;
  • Tổn thương các mạch máu làm vỡ tế bào hồng cầu, bạch cầu trong máu;
  • Phản ứng của mạch máu

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *