1. Tổng quan về Phẫu thuật lấy thai phức tạp
- Tên khoa học: Phẫu thuật lấy thai phức tạp
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Phẫu thuật lấy thai là phẫu thuật nhằm lấy thai ra khỏi tử cung sau khi mở bụng và mở tử cung. Khi tiến hành phẫu thuật thì mở bụng phải gỡ dính, cầm máu, nguy cơ tổn thương các tạng xung quanh, nguy cơ chảy máu, khó bộc lộ đoạn dưới tử cung, đôi khi không thể bộc lộ được đoạn dưới mà phải rạch ngang hoặc dọc thân tử cung để lấy thai. Do đó thời gian từ lúc giảm đau đến lúc lấy thai bị kéo dài. Sau mổ nguy cơ vết mổ liền kém, tụ máu ở thành bụng cao hơn các trường hợp khác
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Nhau cài răng lược
- Nhau bong non
- Tiền sản giật
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- Các chỉ định do ngôi thai bất thường
- Thai to
- Thai suy
- Bệnh lý của thai có chống chỉ định đẻ đường âm đạo
- Do nguyên nhân đường sinh dục
Chống chỉ định:
Khi không có chỉ định mổ của bác sĩ
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Phục hồi tử cung cho sản phụ sau sinh
- Hạn chế tối đa dính tử cung vào thành bụng và cơ quan lân cận.
- Hạn chế nguy cơ vỡ tử cung cho lần có thai sau.
4. Quy trình thực hiện
- Thì 1: Mở bụng
- Có thể đường trắng giữa dưới rốn hoặc đường ngang trên mu, nếu sẹo mổ cũ là 1 trong 2 đường này thì rạch theo đường mổ cũ, qua các lớp vào ổ bụng, chú ý tổn thương các tạng bên dưới
- Thì 2: Bộc lộ đoạn dưới tử cung, gỡ dính, cầm máu
- Thì 3: Mở phúc mạc đoạn dưới tử cung
- Thì 4: Rạch ngang cơ tử cung đoạn dưới đến màng ối
- Mở đoạn dưới tử cung ở ngay giữa (lưu ý tránh chạm vào phần thai ở ngay dưới). Mở rộng vết rạch tử cung sang hai bên. Đường mở tử cung song song với
- Đường mở phúc mạc đoạn dưới. Đường rạch ngang đoạn dưới khoảng 8-10cm.
- Thì 5: Lấy thai và rau:
- Lấy thai: Nếu là ngôi đầu lấy đầu thai, nếu là các ngôi còn lại lấy chân thai hay mông thai.
- Kẹp cắt dây rốn. Tiêm tĩnh mạch chậm (qua dây truyền). Lấy rau bằng cách kéo dây rốn và ấn đáy tử cung qua thành bụng, làm sạch buồng tử cung.
- Kiểm tra và kẹp các mạch máu lớn để cầm máu
- Thì 6: Khâu vết rạch tử cung và phúc mạc:
- Khâu phục hồi lớp cơ tử cung bằng chỉ tiêu số 1. Mũi khâu lấy toàn bộ chiều dày lớp cơ tử cung. Không nên khâu cả lớp nội mạc tử cung. Thông thường khâu một lớp là đủ. Nếu cần thì khâu vắt lớp thứ hai để cầm máu và che phủ lớp khâu thứ nhất.
- Phủ phúc mạc đoạn dưới tử cung bắt buộc khi có nguy cơ nhiễm khuẩn
- Thì 7: Lau sạch ổ bụng, kiểm tra tử cung, phần phụ và các tạng xung quanh. Cầm máu kỹ
- Tùy trường hợp cụ thể xem xét đặt dẫn lưu ổ bụng
- Thì 8: Đếm gạc đủ. Đóng thành bụng theo giải phẫu, xem xét đặt dẫn lưu vết mổ
- Thì 9: Lấy máu và lau âm đạo
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Huyết áp ổn định
- Lượng máu chảy từ tử cung ra ít
5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Chấn thương thai nhi
- Chấn thương ruột
- Rạch vào bàng quang
- Thắt vào niệu quản
- Nhiễm trùng vết mổ, tiểu khung,
- Viêm phúc mạc toàn thể,
- Nhiễm trùng huyết
- Chảy máu do nhiễm trùng vết mổ tử cung
6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Người bệnh được tư vấn bởi bác sĩ phẫu thuật lý do cần phải mổ lấy thai, ký giấy cam kết phẫu thuật
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản
- Định nhóm máu và dự trù máu
- Thông tiểu, sát khuẩn thành bụng, trải khăn vô khuẩn sau khi đã được giảm đau
Nguồn: Vinmec