1. Tổng quan về Chụp MRI các tạng và vùng chậu
- Tên khoa học: Chụp MRI các tạng và vùng chậu
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ phân giải tổ chức cao nên được áp dụng nhiều cho các bệnh lý vùng chậu. Thông thường chụp các chuỗi xung không tiêm thuốc đối quang từ cũng đủ để chẩn đoán. Đánh giá sự cấp máu của tổn thương thì cần chụp có tiêm thuốc đối quang từ (gadolinium) do chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?
- Viêm tuyến tiền liệt
- Ung thư tiền liệt tuyến
- Phì đại tiền liệt tuyến
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- U nang buồng trứng xoắn
- Lạc nội mạc tử cung
- Bất thường bẩm sinh của các cơ quan vùng chậu nam và nữ.
- Xác định số lượng, vị trí của u cơ trơn tử cung trước khi phẫu thuật bóc u, phẫu thuật cắt bỏ tử cung, hoặc nút động mạch tử
- Khuyết tật sàn chậu liên quan với tiểu, đại tiện không tự chủ
- Viêm bàng quang
- Ung thư tiền liệt tuyến
- Đau bụng ở phụ nữ mang thai, bao gồm cả viêm ruột thừa và khối bất thường ở tử cung và buồng trứng.
Chống chỉ định:
- Người bệnh mang các thiết bị điện tử như: máy điều hòa nhịp tim, máy chống rung, cấy ghép ốc tai, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da, Neurostimulator…
- Các kẹp phẫu thuật bằng kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu < 6 tháng
- Người bệnh nặng cần có thiết bị hồi sức cạnh người
- Kẹp phẫu thuật bằng kim loại >6 tháng
- Bệnh nhân có cấy ghép các thiết bị hỗ trợ tim mạch hoặc các thiết bị hỗ trợ khác trong cơ thể như van tim nhân tạo, máy trợ thính, máy tạo nhịp, stent mạch máu, các khớp, chỏm xương nhân tạo, các kẹp mạch máu hay các nẹp vít kết hợp xương, răng giả, niềng răng
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật Chụp MRI các tạng và vùng chậu
Ưu điểm:
- An toàn, không xâm lấn, không gây nhiễm xạ cho người bệnh.
- Sử dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
- Đánh giá được các chức năng hoạt động cũng như cấu trúc của nhiều cơ quan nội tạng.
- Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho phép đánh giá chi tiết và rõ ràng các cấu trúc của mô mềm trong cơ thể
Nhược điểm:
- Dị ứng với thuốc tương phản
4. Quy trình thực hiện Chụp MRI các tạng và vùng chậu
- Người bệnh tháo và cất toàn bộ đồ trang sức khi vào phòng chụp.
- Không nên mang các vật kim loại nhỏ như chìa khóa, bút bi, đồng tiền, mắt kính có gắn kim loại… vào phòng chụp vì các vật này có thể bị hút mạnh vào lồng máy và có thể gây chấn thương cho người bệnh.
- Các thiết bị điện từ như thẻ tín dụng, thẻ ATM, chìa khóa từ có thể bị xóa mất dữ liệu khi mang vào phòng máy.
- Những hình xăm có thể bị nóng lên khi chụp cộng hưởng từ.
- Sử dụng tai nghe nhạc để giảm bớt tiếng ồn
- Người bệnh cần nằm yên để có được hình ảnh đạt chất lượng và hiệu quả tốt.
- Một số trường hợp có thể phải tiêm thuốc cản từ để làm rõ các tổn thương, giúp bác sỹ quan sát được những bất thường. Sau tiêm thuốc, cơ quan cần khảo sát sẽ được chụp lại một lần nữa. Cần báo ngay cho kỹ thuật viên khi có các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt hoặc khó thở.
5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Khách hàng sẽ được theo dõi tại phòng chờ trong vòng 15 phút sau khi chụp. Hoạt động bình thường ngay sau khi chụp
- Uống nhiều nước để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
Phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi chỉ nên chụp cộng hưởng từ khi thật cần thiết và có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa
Nguồn: Vinmec