1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái
- Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Cắt đại tràng trái nội soi là phẫu thuật cắt bỏ nửa đại tràng ngang bên trái, đại tràng góc lách, đại tràng xuống cùng mạc treo tương ứng thực hiện bằng kỹ thuật mổ nội soi. Lập lại lưu thông đường tiêu hóa bằng nối đại tràng ngang với đại tràng xích ma. Miệng nối có thể được khâu tay hoặc máy nối cơ học
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
- Viêm đại tràng
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
- U bên trái đại tràng ngang, u đại tràng góc lách, đại tràng xuống.
- Một số trường hợp khác: lồng ruột hoại tử, khối u mạc treo đại tràng, túi thừa đại tràng.
Chống chỉ định:
- Khối u quá lớn, ung thư đã di căn xa, vào các tạng lân cận, tới phúc mạc không có khả năng cắt bỏ.
- Người bệnh già yếu hoặc có các bệnh nặng phối hợp không thể thực hiện được phương pháp mổ nội soi (ví dụ như suy tim, suy hô hấp)
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Hạn chế sẹo
- Giảm đau sau phẫu thuật và cho phép quá trình phục hồi nhanh hơn mổ mở
- Thời gian nằm viện ngắn (5-6 ngày)
- Nhu động ruột hồi phục nhanh, mau ăn bình thường trở lại.
4. Quy trình thực hiện – Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái
Bước 1: Thăm dò
Đánh giá thương tổn và các tạng trong ổ bụng. Đưa người bệnh về tư thế đầu cao, nghiêng sang phải. Gạt ruột non xuống thấp, sang phải để bộc lộ rõ vùng đại tràng trái.
Bước 2: Giải phóng đại tràng trái
- Phẫu tích cặp cắt mạch đại tràng trái:
- Nâng đại tràng trái lên, sẽ nhìn rõ bó mạch mạc treo tràng dưới, từ đây cho các nhánh sang trái. Mở mạc treo xác định mạch đại tràng trái, phẫu tích từ trong ra ngoài: bóc tách mạc treo đại tràng trái khỏi các tạng nằm phía sau phúc mạc (thận, niệu quản trái). Sau khi đã phẫu tích tối đa tới sát thành bụng bên trái thì dừng lại.
- Hạ đại tràng ngang, đại tràng góc lách, cắt mạc Told
- Kết thúc thì mổ trên mạc treo đại tràng trái có thể nâng lên dễ dàng. Tiếp tục giải phóng đoạn đại tràng ngang, góc lách, cắt mở mạc Told trái.
- Mở bụng cắt đại tràng trái và làm miệng nối:
- Mở nhỏ vào ổ bụng ở hố chậu trái, nên tận dụng lỗ mở trocar số 4, rạch da đủ rộng để có thể lấy khối u đại tràng dễ dàng khỏi ổ bụng. Bọc chỗ mở bụng, dùng panh Babcock đưa khối u và đại tràng đã phẫu tích ra khỏi ổ bụng.
- Xác định vị trí đại tràng ngang, đại tràng xích ma sẽ cắt bỏ sao cho đảm bảo một số yếu tố: lấy đi hết tổ chức u (bao gồm cả các hạch vệ tinh), mạch nuôi dưỡng tốt. Miệng nối không căng.
- Cắt đại tràng, khâu mạc treo, nối đại tràng ngang – đại tràng xích ma kiểu tận – tận hoặc bên – bên. Có thể dùng dụng cụ khâu nối máy.
- Đặt một dẫn lưu rãnh đại tràng trái. Đóng thành bụng.
5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Bệnh nhân có thể đứng dậy và vận động kích thích nhu động ruột và làm máu lưu thông dễ dàng.
- Bệnh nhân ăn bằng đường tĩnh mạch cho đến khi ăn uống được bình thường. Hầu hết bệnh nhân có thể ăn nhẹ sau 4-5 ngày hậu phẫu.
- Bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 1-3 tuần sau mổ, nhưng để bình phục hẳn thì cần thời gian lâu hơn. Do đó, bệnh nhân cần tránh gắng sức, nâng vật nặng trong 4-6 tuần.
6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
- Tổn thương các tạng gần vị trí phẫu thuật: Ống tiêu hóa (ruột) hoặc đường tiết niệu (niệu quản)
- Nhiễm trùng vết mổ
- Tắc ruột
Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này
- Máy thở cao cấp Carescape R860
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Đại tràng cần phải làm sạch phân trước mổ ít nhất 2 ngày. Bệnh nhân chỉ uống sữa ngày 1 và uống nước đường ngày thứ 2. Các biện pháp làm sạch ruột có thể là thụt tháo hay uống dung dịch nước xổ, tùy theo chỉ định bác sĩ.
- Tắm rửa sạch bằng xà bông tiệt trùng đêm trước mổ. Ngưng các lọai thuốc chống đau, kháng viêm, chống đông máu.
- Báo cho bác sĩ biết nếu chưa sạch ruột (còn đi cầu ra phân) hay bất cứ những khó chịu nào trước mổ.
Nguồn: Vinmec