Nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em mẹ cần biết

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, trẻ bị bệnh nhiễm trùng, sinh non hay cai sữa sớm là những nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Suy dinh dưỡng là hiện tượng cơ thể bị thiếu hụt một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Đối tượng bị suy dinh dưỡng có thể là thai nhi còn trong bụng mẹ cho tới người trưởng thành. Trong đó, nghiêm trọng nhất là tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng. Bởi vì việc này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển về thể chất và trí não của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng. Trong đó, có những nguyên nhân chủ quan từ chính cha mẹ của trẻ cho tới những nguyên nhân khách quan như môi trường sống bên ngoài. Nhận biết sớm đượcnguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng tránh sớm cho con. Ngoài ra, với những trẻ đã bị suy dinh dưỡng, nếu nắm được nguyên nhân sẽ giúp ngăn chặn và khắc phục tính trạng sớm nhất.

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Không được bú mẹ đầy đủ là nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở những trẻ sơ sinh.

Đây được coi là nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em phổ biến nhất. Trường hợp này, bố mẹ của trẻ thường thiếu hiểu biết, vô tình khiến cho con bị thiếu chất.

  • Cho con bú sữa mẹ không đầy đủ: Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất. Bú sữa mẹ đầy đủ giúp bé dễ dàng hấp thu dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và phát triển được tối đa. Một số bà mẹ cai sữa quá sớm (trước 6 tháng tuổi) có nguy cơ con bị suy dinh dưỡng còi xương rất cao.
  • Cho con uống sữa ngoài thay thế sữa mẹ: Nhiều bậc phụ huynh do thiếu hiểu biết hoặc tìm hiểu thông tin sai lệch tin rằng sữa công thức tốt hơn sữa mẹ. Thực tế, sữa công thức chỉ là thức uống bổ sung hoặc thay thế trong trường hợp bất khả kháng của sữa mẹ. Nhiều trẻ uống nhiều sữa ngoài vẫn có thể bị suy dinh dưỡng giống như trẻ bị cai sữa sớm.
  • Cho bé ăn dặm không đúng cách: Cho bé ăn dặm sớm cũng là một cách để bé cứng cáp. Tuy nhiên với trẻ dưới 1 tuổi mẹ cần phải thật chú ý tới chất lượng mỗi bữa ăn. Trước tiên bạn cần đưa bé tới viện nhi khoa kiểm tra xem bé có bị thiếu chất nào không. Xây dựng chế độ ăn bổ sung đầy đủ chất đó. Bên cạnh đó vẫn cần duy trì cho con bú sữa mẹ.

Trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng

Khi mang thai mẹ không giữ gìn sức khỏe, mắc bệnh nào đó, thể lực yếu hoặc gặp biến cố nào đó rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Trẻ được sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy,… cao hơn trẻ bình thường khác. Nếu lúc này bố mẹ lại không biết chăm sóc trẻ đúng cách đảm bảo bé càng bị suy dinh dưỡng nặng hơn. Có trẻ còn bị thêm suy dinh dưỡng chiều cao ngay cả khi đã trưởng thành. Thường thì những trẻ này hay đau ốm, kém năng động, trí tuệ kém linh hoạt.

Sinh non

Trẻ sinh non không được khỏe mạnh như bạn bè đồng trang lứa.

Khi mới sinh con, tuyến sữa ở người mẹ tự động tiết ra để nuôi dưỡng con. Tuy nhiên nếu sinh thiếu tháng sữa thường về muộn hơn. Lúc này trẻ sinh non đã không khỏe mạnh lại không được bú mẹ ngay nên ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Trong những năm đầu đời trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Do đó, mẹ cần cai sữa muộn cho con hơn so với trẻ đồng trang lứa để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *