Động mạch là gì? Có những loại nào?

1. Vị trí của Động mạch

Mạch máu gồm có ba loại mạch là: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Trong đó động mạch chính là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể con người.

2. Cấu tạo của Động mạch

Thành động mạch có đặc điểm cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp trong, lớp giữa và lớp ngoài.

  • Lớp trong chính là lớp tế bào nội mạc, sẽ được tiếp xúc trực tiếp với máu, tiếp đến là lớp đàn hồi trong. Lớp tế bào nội mạc lót liên tục ở mặt trong của hệ tim mạch (bao gồm tim và tất cả các mạch máu).
  • Lớp giữa: Là lớp dày nhất, gồm các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi.
  • Lớp ngoài:Chủ yếu gồm những sợi collagen và sợi đàn hồi. Lớp ngoài có chức năng giúp nâng đỡ và bảo vệ mạch máu.

3. Chức năng của Động mạch

Động mạch có chức năng dẫn máu từ tim đi đến các cơ quan để cung cấp oxy cho các bộ phận, duy trì các hoạt động sống.

Động mạch chủ sẽ rời tim rồi phân thành nhiều động mạch nhỏ đến các bộ phận trong cơ thể. Các động mạch này cũng lại phân thành nhiều động mạch nhỏ hơn (tiểu động mạch). Các tiểu động mạch đến mô, phân phối máu vào các mao mạch.

Cấu tạo của Động mạch

4. Các bệnh thường gặp

  • Phình động mạch chủ
  • Lóc tách động mạch chủ
  • Hở van động mạch chủ

5. Những vấn đề cần lưu ý

  • Các bệnh lý này thường không biểu hiện trong thời gian dài, nên khi có những dấu hiệu như trên, người bệnh cần ngay lập tức đi kiểm tra sức khỏe. Phát hiện sớm, điều trị sớm để tránh tình trạng xấu xảy ra.
  • Những đối tượng như hút nhiều thuốc lá, bị tăng huyết áp, đái tháo đường…có nguy cơ mắc hai bệnh này cao hơn những người khác.
  • Siêu âm Doppler động mạch cảnh và siêu âm bụng là cách nhanh nhất để giúp sớm phát hiện ra bệnh. Phương pháp này chi phí không cao và không hề xâm lấn.
  • Những người trên 50 tuổi nên làm phương pháp siêu âm Doppler động mạch cảnh và động mạch chủ ít nhất 1 lần/năm.

Sống lành mạnh, thay đổi thói quen sinh hoạt chính là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

  • Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá
  • Không ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh
  • Ăn thêm rau, củ, thực phẩm nhiều chất xơ trong các bữa ăn
  • Dành thời gian tập thể dục hàng ngày
  • Tránh làm việc quá căng thẳng, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý
  • Khám sức khỏe định kì.

Sau khi phát hiện ra bệnh, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ để cải thiện sức khỏe bản thân.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *