Chế độ ăn cho người bị gout đóng góp rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và giảm thiểu những cơn đau gout cấp.
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa purine thường xảy ra do chế độ ăn uống. Purine khi bị phân giải trong quá trình tiêu hóa sẽ sản sinh ra axit uric, khiến nồng độ axit uric máu quá cao dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Nếu lắng đọng ở khớp sẽ làm khớp bị viêm đau, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
1. Nguyên tắc chế độ ăn bị gout
Chế độ ăn cho người bị gout cần duy trì một số nguyên tắc như:
- Bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày với các loại hoa quả tốt cho người bệnh gout.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường đào thải acid uric. Bạn nên uống nước khoáng kiềm.
- Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo…) vì thịt có màu trắng thường ít purine hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50 – 100g.
- Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là nhóm chất quan trọng chiếm tỉ lệ cao trong thực đơn cho người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purine an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì…
- Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20 – 25 mg purine và giàu dinh dưỡng cùng các loại vitamin. Các loại rau ít purine dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà… Tuy nhiên bạn nên tránh một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây.
- Cung cấp chất béo an toàn cho cơ thể bằng việc giảm lượng mỡ và tăng lượng dầu. Bạn nên sử dụng các loại dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng và nên tránh dầu hạt hướng dương và dầu đậu nành.
- Chế độ ăn cho người bị gout nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Nguyên tắc chế độ ăn bị gout nên giàu thực phẩm nhóm tinh bột
2. Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gout
Một khi đã biết chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh gout và những hậu quả do bệnh để lại thì ắt hẳn nhiều người sẽ tự hỏi: vậy chế độ ăn cho người bị gout như thế nào, người bệnh gout nên ăn gì. Câu trả lời là các thực phẩm chứa hàm lượng purine thấp được xem là an toàn cho người bệnh.
Những thực phẩm được xem là ít purine khi chúng chứa ít hơn 100mg purine trên tổng khối lượng 100g. Thực phẩm cho người bệnh gout có thể kể đến với những loại sau:
- Rau: Tương tự như trái cây, hầu như tất cả các loại rau đều tốt cho người bị bệnh gout, bao gồm khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau lá xanh đậm.
- Các loại đậu và hạt: Đậu nành, đậu đen, đậu xanh.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch.
- Các sản phẩm từ sữa: Tất cả các sản phẩm từ sữa đều có thể đưa vào chế độ ăn cho người bị gout, nhưng sữa ít béo đặc biệt có lợi cho người bệnh hơn cả.
- Đồ uống như trà, trà xanh, cà phê.
- Các loại gia vị và thảo mộc
- Dầu thực vật: dầu dừa, dầu oliu, dầu lanh, dầu canola
Mặc dù chế độ ăn cho người bị gout phải kiêng khem nhiều thứ nhưng không có nghĩa bạn không thể tạo nên một thực đơn ăn uống đa dạng. Bên cạnh đó bạn vẫn có thể sử dụng một số thực phẩm sau đây ở mức độ vừa phải:
- Những loại thịt nằm ngoài danh sách người bệnh gout không nên ăn.
- Các loại cá biển chứa nhiều purine nhưng bạn vẫn có thể ăn ở mức vừa phải. Cá hồi tươi, cá hộp thường chứa hàm lượng purine thấp hơn các loại cá khác.
- Trái cây: Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Người bện gout nên ăn trái cây với lượng vừa phải vì một số loại có hàm lượng đường fructose cao hơn chúng ta tưởng. Chúng là yếu tố làm tăng axit uric trong cơ thể, làm bệnh tình chuyển nặng hơn. Tuy nhiên, có một số loại trái cây, điển hình như sơri lại rất tốt cho người bệnh gout.
Chế độ ăn cho người bệnh gout có thể bổ sung trái cây như sơ ri
Để hạn chế những cơn đau do gout và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả thì bạn nên tiến hành xây dựng chế độ ăn cho người bị gout với các nguyên tắc cơ bản như trên. Việc loại bỏ những món ăn yêu thích ra khỏi thực đơn hằng ngày sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn trong giai đoạn đầu nhưng duy trì các nguyên tắc ăn uống chuyên biệt sẽ giúp bạn mau chóng phục hồi sức khỏe.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.