Đo phân suất dự trữ lưu lượng vành (FFR)

1. Tổng quan về Đo phân suất dự trữ lưu lượng vành (FFR)

  • Tên khoa học: Phân số dự trữ lưu lượng vành FFR (Fractional Flow Reserve)
  • Tên thường gọi: Phân số dự trữ lưu lượng vành
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Phân số dự trữ lưu lượng vành là một thông số được đo trong quá trình chụp động mạch vành (ĐMV). FFR giúp bác sĩ trả lời câu hỏi liệu tổn thương hẹp có ảnh hưởng đến huyết động mạch vành và cần phải can thiệp tái tưới máu hay không.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Thiếu máu cơ tim

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân hẹp động mạch vành mức độ vừa (hẹp từ 40-70%) trên hình ảnh chụp mạch qua đường ống thông, tính cả những trường hợp tái hẹp trong stent cũ động mạch vành.
  • Bệnh nhân có hẹp nhiều nhánh động mạch vành mà không thể xác định được nhánh nào là thủ phạm gây thiếu máu cơ tim.
  • Bệnh nhân hẹp lan tỏa nhiều vị trí trên cùng một nhánh động mạch vành, nhằm xác định vị trí nào là hẹp đáng kể nhất.
  • Bệnh nhân có hẹp tại chỗ phân nhánh và cần quyết định có can thiệp vào nhánh bên không.
  • Theo dõi sau khi can thiệp nong/stent động mạch vành để đánh giá kết quả và đánh giá ảnh hưởng tới nhánh bên.

Chống chỉ định:

Không có các chống chỉ định tuyệt đối, nên cân nhắc chống chỉ định tương đối ở một số trường hợp sau:

  • Những tổn thương hẹp ở phía quá xa không thích hợp về mặt giải phẫu để đo FFR.
  • Nhồi máu cơ tim cấp, bệnh cơ tim phì đại, có nhiều tuần hoàn bàng hệ, cầu cơ động mạch vành… do khó đánh giá chính xác được mức độ ảnh hưởng huyết động.

Ưu điểm: Phân số dự trữ lưu lượng vành giúp bác sĩ trả lời câu hỏi liệu tổn thương hẹp có ảnh hưởng đến huyết động mạch vành và cần phải can thiệp tái tưới máu hay không.

3. Quy trình thực hiện – Đo phân suất dự trữ lưu lượng vành

Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân và hồ sơ bệnh án:

  • Kiểm tra bệnh nhân về tiền sử bệnh lý như tiền sử xuất huyết tiêu hóa, các bệnh rối loạn đông máu, dị ứng các thuốc cản quang, dị ứng adenosin…
  • Bệnh án được hoàn thiện đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế.

Bước 2: Tiến hành thực hiện kỹ thuật

  • Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu
  • Mở đường vào động mạch
  • Chụp động mạch chủ qua đường ống thông, thấy tổn thương cần được khảo sát FFR.
  • Kết nối máy đo FFR với hệ thống đo áp lực thực tế qua đường ống thông
  • Đưa ống thông can thiệp vào động mạch chủ tùy theo vị trí cần khảo sát FFR.
  • Kết nối dây dẫn áp lực với máy đo. Đưa dây dẫn áp lực qua ống thông can thiệp vào lòng động mạch vành.
  • Tiến hành cân bằng áp lực để đảm bảo áp lực ở dây dẫn tương đương áp lực ở đầu ống thông can thiệp.
  • Lái/đưa dây dẫn áp lực qua tổn thương xuống đoạn xa động mạch vành
  • Gây giãn động mạch vành, loại bỏ yếu tố co thắt.
  • Gây tình trạng giãn mạch cường huyết động tối đa
  • Đo FFR trong lúc giãn mạch tối đa
  • Để đảm bảo tính chính xác và hằng định của kết quả, bệnh nhân được đo lại ít nhất 2 lần cho mỗi tổn thương cần xác định.
  • Sau đó, kéo dây dẫn áp lực về đầu ống thông can thiệp

Bước 3: Theo dõi tình trạng bệnh

  • Bệnh nhân được theo dõi toàn trạng, huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân trong quá trình đo FFR để phát hiện kịp thời các biến chứng nếu có.

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật – FFR

Các biến chứng nhẹ thoáng qua của quá trình đo FFR, gồm: khó thở, đau ngực, co thắt mạch vành, blốc nhĩ thất, ngưng xoang (do thuốc adenosin)… Các biến chứng này thường thoáng qua và không gây nguy hại gì. Cần phải phát hiện kịp thời, cho các thuốc giãn mạch khi bị co thắt động mạch vành

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Trong trường hợp nhịp chậm do thuốc, bệnh nhân được thông báo ho vài tiếng hoặc nếu cần cho tiêm atropin tĩnh mạch.

Các biến chứng nặng (hiếm gặp, do động tác thô bạo): tách thành động mạch vành, thủng động mạch vành do pressure wire. Cần phát hiện sớm, dùng bóng bơm kéo dài hoặc stent có màng bọc (cover stent) để để chặn. Nếu biến chứng nặng có thể xem xét khả năng phẫu thuật.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *